Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Mẩu chuyện 6 : Đánh vào địa sứ quán Mỹ

 ĐÁNH VÀO ĐẠI SỨ QUÁN MỸ
Năm 1965, Mỹ bế tắc về chiến lược nên đã đưa quân vào miền nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, đồng thời mở rộng chiến tranh bằng cách ném bom miền Bắc.
Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn được Tay-lo biến thành tổng hành dinh của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, chỉ đạo tòan bộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.
Nhằm cảnh cáo, đánh đòn phủ đầu vào ý chí của quân Mỹ, Mặt trận Dân tộc giải phóng và Bộ chỉ huy quân giải phóng miền nam Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Quân khu Sài Gòn-Gia Định thực hiện trận đánh vào tòa đại sứ Mỹ với yêu cầu: phải tiêu diệt được nhiều sinh lực Mỹ, hình thức đánh phải táo bạo, linh họat nhằm gây tổn thất thật lớn khiến Mỹ không thể bưng bít hậu quả.

Mẩu chuyện 5 : Tập kích rạp Kinh Đô


TẬP KÍCH RẠP KINH ĐÔ
Năm 1963, Mỹ càng lúc càng thực hiện rõ âm mưu xâm lược nước ta nằng nhiều hình thức chiến tranh kiểu mới. Với nhiều chiến thuật tinh nhuệ và tàn bạo hơn trước. Trong giai đoạn từ năn 1945 đến 1975 đã có những trận đánh nổi tiếng. Làm cho dân Mĩ hoan mang  ảnh hưởng lớn đến tinh thần yêu nước của dân ta.
Vào ngày 2 tết, 16 tháng 2 năm 1964 tại rạp Kinh Đô đã xảy ra một trận đánh do 3 chiến sĩ trong đội Biệt động Sài Gòn thực hiện. Nơi đây là nơi chỉ dành riêng cho người Mĩ thượng  lưu da trắng chứ da đen hoặc là dân thường thì không được vào. Các chiến sĩ biệt động đã đưa ra phương châm là đánh nhanh gọn, chắc chawnsvaf k

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Cảm nhận về mẩu chuyện 4

Nhà hàng Mỹ Cảnh Một địa danh quen thuộc mà hầu hết người dân sài gòn ngày nay còn nhắc đến.nơi đò lưu giữ các chiến tích lẫy lừng của những anh hùng biệt động Sài gòn.một địa danh nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp ngày nay còn tồn tại mà còn nổi tiếng bởi vì đây chính là nơi găn liền vối hang chục trận đánh lớn nhỏ mà trong đó có những trận đánh không thể quên đó có sự tham gia, có sự đóng góp to lớn của chiến sĩ biệt động Huỳnh Phi Long

Mẩu Chuyện 4: Nhà Hàng Mỹ Cảnh

ĐÁNH BOM NHÀ HÀNG MỸ CẢNH

Trong đoàn đại biểu Biệt động thành ra thăm Hà Nội tháng 1-2010 có Huỳnh Phi Long (bí danh Huỳnh Anh Dũng)-chiến sĩ biệt động thành Sài Gòn - Gia Định . Mới trông ông chỉ khoảng 60 tuổi, con người huyền thoại này khiến mọi người thấy ông sẽ phải thốt lên kinh ngạc và thán phục về tài mưu trí, dũng cảm đã thực hiện thắng lợi trận đánh vang dội nhà hàng Mỹ Cảnh Sài Gòn ngày 23-6-1965 .

Bài thu Hoạch mẩu chuyện 3

1 )Cảm nhận của bạn Trần Thị Hồng Thắm :
Đất nước ta được thống nhất như ngày hôm nay tất cả là nhờ sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của đồng bào cả nước. Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ Ngụy chống lại cường quốc lớn mạnh nhất lúc bấy giờ nhân dân cả nước ta đã có những chiến thắng vang dội mà cả thế giới cũng phải kính nể. Trong những chiến thắng ấy có sự đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng của những chiến sĩ nằm vùng. Mà nổi tiếng nhất là sự đóng góp của đội biệt động sài gòn. Trong những đóng góp ấy phải kể đến trận đánh tàu Card mà sau này vẫn được nhắc đến như một "chiến dịch Card".

Mẩu chuyện 3: Đánh Chìm Tàu Us Card

CHIẾN DỊCH ĐÁNH CHÌM TÀU US CARD

Từ giữa năm 1963, cơ sở biệt động làm công nhân trong cảng Sài Gòn (bên phải Bến Nhà Rồng ngày nay) mật báo ra căn cứ: có hai chiếc tàu quân sự rất lớn của Mỹ mang hiệu US Coree và US Card thường cập bến Sài Gòn. Hai tàu này chở toàn xe bọc thép, pháo, máy bay trực thăng, máy bay trinh sát... phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Cảng Sài Gòn ngày đêm nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa, phương tiện chiến tranh, nằm ở đầu mối giao thông quan trọng đường thuỷ tiếp nối đường bộ ngay khu vực trung tâm "thủ đô” Sài Gòn của chính quyền ngụy, tay sai đế quốc Mỹ. Trong các cảng nằm dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai thì cảng này nằm sâu và trung tâm nhất nên được địch tăng cường lực lượng thành lập một hệ thống bảo vệ chặt chẽ, hiện đại, nhằm đề phòng đặc công, biệt động tấn công.

mẩu chuyện 2 :Khách Sạn Caravelle


KHÁCH  SẠN  CARAVELLE 1964

( Nhóm CTTN 152-176)


Hưởng ứng phong trào “ công trình thanh niên “ của đoàn, nhóm chúng tôi tham gia tìm hiểu về câu chuyện “ khách sạn caravelle 1964”.
Sau một lúc tập trung đông đủ các thành viên, nhóm chúng tôi bắt đầu hành trình. Sau một đoạn đường khá dài nhóm chúng tôi đi bộ từ nhà thờ Đức Bà dọc đến các con đường và dừng lại ở một toà nhà cao lừng lững nằm ở góc đường Đồng Khởi- khách sạn caravelle hiện ra trước mắt chúng tôi, đập vào mắt chúng tôi là dòng chữ “ CARAVELLE HOTEL”- một khách sạn to lớn đồ sộ và sang trọng nằm ngay trung tâm thành phố, nó thật đẹp so với tưởng tượng của chúng tôi trước khi đến đây.

Mẩu chuyện 1 : Cư xá Brinh

Biệt động Sài Gòn:
“Nổ Cư Xá Brink” ( 24-12-1964)

[Kết quả chuyến đi thực tế về trận đánh Cư xá Brink của đội Biệt động Sài Gòn]
Thực hiện: Nhóm sinh viên Chi Đoàn XHH10B – Khoa Xã hội học – ĐH KHXH&NV Tp. HCM

Năm 1964- cột mốc quan trọng đối với Cách Mạng Việt Nam, là bước đệm quan trọng tác động trực tiếp đến việc đập tan chiến dịch “ Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ- Ngụy. Trong đó, không thể không nhắc đến những chiến công của những chiến sĩ Biệt Động Sài Gòn mà tiêu biểu là vụ NỔ CƯ XÁ BRINK.
Cư xá này được đặt theo tên của viên thiếu tướng tư lệnh lực lượng Mỹ đầu tiên tại Việt Nam (Franci G. Brink), nằm ở đường Hai Bà Trưng, ngay góc Lê Lợi, cạnh khách sạn Continental. Đây là cư xá hạng nhất, cao 7 tầng, với gần 200 phòng dành cho sĩ quan Mỹ tại Sài Gòn.
Để tìm hiểu rõ hơn về trận đánh này, mời các bạn cùng theo chân nhóm chúng tôi để tận mắt thấy được nơi ghi dấu chiến công của đội biệt động Sài Gòn tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố.