ĐÁNH VÀO ĐẠI SỨ QUÁN MỸ
Năm 1965, Mỹ bế tắc về chiến lược nên đã đưa quân vào miền nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, đồng thời mở rộng chiến tranh bằng cách ném bom miền Bắc.
Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn được Tay-lo biến thành tổng hành dinh của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, chỉ đạo tòan bộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.
Nhằm cảnh cáo, đánh đòn phủ đầu vào ý chí của quân Mỹ, Mặt trận Dân tộc giải phóng và Bộ chỉ huy quân giải phóng miền nam Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Quân khu Sài Gòn-Gia Định thực hiện trận đánh vào tòa đại sứ Mỹ với yêu cầu: phải tiêu diệt được nhiều sinh lực Mỹ, hình thức đánh phải táo bạo, linh họat nhằm gây tổn thất thật lớn khiến Mỹ không thể bưng bít hậu quả.
Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn được Tay-lo biến thành tổng hành dinh của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, chỉ đạo tòan bộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.
Nhằm cảnh cáo, đánh đòn phủ đầu vào ý chí của quân Mỹ, Mặt trận Dân tộc giải phóng và Bộ chỉ huy quân giải phóng miền nam Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Quân khu Sài Gòn-Gia Định thực hiện trận đánh vào tòa đại sứ Mỹ với yêu cầu: phải tiêu diệt được nhiều sinh lực Mỹ, hình thức đánh phải táo bạo, linh họat nhằm gây tổn thất thật lớn khiến Mỹ không thể bưng bít hậu quả.
Tòa đại sứ Mỹ là một tòa nhà 5 tầng, cấu trúc vững trãi, chạy dài dọc theo đường Hàm Nghi (39-41 Hàm Nghi), tiếp giáp với đường Võ Duy Nghi (nay là Hồ Tùng Mậu) và đường Nguyễn Công Trứ hướng về phía sông Sài Gòn. Các cửa sổ và vách ngăn của tòa nhà là một hệ thống kính dày cỡ 8mm, trong suốt. Mỗi tấm cao hơn 1,5m và rộng gần 1m. Mặt trước tòa nhà quay ra đường Hàm Nghi có một cổng sắt, luôn đóng kín và chỉ được mở ra khi có lệnh cho vào của cảnh sát dã chiến Mỹ đứng kiểm sóat. Phía ngòai cổng chính luôn có 2 cảnh sát ngụy túc trực theo dõi người qua lại hoặc ra vào đại sứ quán, nhất là người Việt Nam, cấm xe hơi, xe máy không cho dừng lại hay đỗ trên lề đường sát hông tòa nhà. Bên trong cổng chính, hai quân cảnh Mỹ (MP) chuyên kiểm sóat người ra vào đại sứ quán. Một đội lính thủy đánh bộ Mỹ sẵn sàng yểm trợ và giám sát, ứng phó, bảo vệ tòa đại sứ nếu nó bị tấn công. Chung quanh tòa nhà còn được bố trí một hệ thống rào chắn bằng gỗ, kẽm gai có thể nới rộng phạm vi kiểm sóat của quân cảnh mỗi bề ra hai, ba mét khi có báo động.
Ngoài ra, quanh lề đường Võ Duy Nghi, Nguyễn Công Trứ thường có từng toán cảnh sát, quân cảnh và mật vụ của chính quyền Sài Gòn trà trộn trong đám đông, la cà chen lấn trong các tiệm cà phê, hủ tiếu. Chưa kể còn có một mạng lưới mật thám, cảnh sát chìm đóng giả dân thường để vừa theo dõi khách vãng lai vừa bảo vệ an ninh cho nhân viên đại sứ quán Mỹ.
Vẫn chưa hết, trên tầng cao ốc “Kỹ thương ngân hàng”, nằm đối diện với tòa đại sứ, Mỹ, ngụy còn bố trí một cụm súng đại liên để yểm trợ khi hữu sự.
Hàng tuần, vào buổi sáng thứ ba, tại tòa đại sứ, đại sứ Mỹ Tay-lo thường tổ chức cuộc họp với các đại sứ các nước đồng minh có quân tham chiến ở miền nam Việt Nam.
Qua các báo cáo theo dõi của cơ sở mật. Bộ tư lệnh quân khu Sài Gòn – Gia Định mà Nguyễn Đức Hùng (tức Tư Chu) là đại diện, lệnh cho một tổ biệt động của đơn vị F.21 thực hiện trận đánh.
Tổ trưởng tổ biệt động đó là Nguyễn Thanh Xuân (tức Bảy Bê), người vừa lập chiến công vang dội trong trận đánh cư xá Brink, diệt hàng trăm cố vấn Mỹ, cách đó ba tháng. Bảy Bê là một chiến sĩ Vệ quốc đòan từ thời kháng chiến chống Pháp, ở lại miền nam sau năm 1954, tham gia chiến đấu ở đội biệt động thành, đơn vị F.21. Từ năm 1963, 1964, anh đã lập nhiều chiến công khiển kẻ địch kinh hoàng và đồng đội mến phục.
Tổ phó đội biệt động là Tư Việt, một thanh niên ở thành phố, từng chiến đấu ở các đôi du kích vùng ven của bưng 6 xã (Thủ Đức). Tư Việt rất giỏi võ, nhanh nhẹn, tháo vát và thông thuộc đường phố Sài Gòn.
Ba tổ viên tổ biệt động khác là Trần Thị Nguyệt, một nữ thanh niên dịu dàng, thông minh được Bảy Bê dẫn dắt, bày vẽ cách họat động trong nội thành và là tay kỹ thuật chuyên môn của biệt động. Kế đến là Nam Bắc (tức Nguyễn Văn Nông) một cán bộ từ thời kháng chiến chống Pháp. Anh Năm là một đầu bếp lành nghề chuyên nấu các món ăn Âu, Á và được tổ chức bố trí làm việc ở một khách sạn lớn của Sài Gòn, nơi có nhiều cố vấn người nước ngòai đến cư trú. Người cuối cùng của tổ biệt động đánh tòa đại sứ Mỹ là Nguyễn Văn Thế, một thanh niên thành phố mới gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng, được cấp trên điều về tăng cường cho tổ của Bảy Bê.
Cách đánh được vạch ra là dùng một khối thuốc nổ lớn, lọai nổ cực mạnh, có sức sát thương lớn, cho áp vào hông tòa nhà đại sứ Mỹ để đánh một đòn thối động vào đầu não chỉ huy chiến tranh xâm lược của Mỹ ở nam Việt Nam. Đây cũng là đòn phủ đầu quân Mỹ, có tính chất động viên các đơn vị quân giải phóng tòan miền nam xông lên diệt địch. Một điều hết sức quan trọng mà Bộ tư lệnh luôn nhắc nhở là phải hết sức chú ý hạn chế đến mức tối đa mọi thiệt hại có thể gây ra cho dân chúng.
Qua liên lạc với cơ sở mật trong sứ quán Mỹ và anh Năm Bắc, tổ chiến đấu đã nắm được cách cấu trúc của tòa nhà, đặc biệt là bức tường phía đông giáp đường Võ Duy Nghi. Bức tường này vừa là hông chính của tòa nhà vừa có những cấu kiện vững chắc trong quá trình xây lập, tạo sức công phá lớn của chất nổ cực mạnh. Bên trên của hông tường này là các tầng làm việc với các phòng chính có nhiều cố vấn Mỹ nhất. Tổ trưởng Bảy Bê đã đích thân đến được phòng D.T.L đường Võ Duy Nghi đối diện với tòa đại sứ để nghiên cứu vị trí đánh và nhận định đây đúng là chỗ đặt chất nổ vừa ý nhất, có hiệu suất cao nhất. Nhưng đánh ở vị trí này thì phải sử dụng một nhóm xung kích diệt những cụm lính ngụy ở góc đường Nguyễn Công Trứ.
Trong khi Bảy Bê nghiên cứu vị trí đặt chất nổ, thì anh cũng phân công Năm Bắc và Trần Thị Nguyệt nắm quy luật họat động của Mỹ ngụy trên các tuyến đường xung quanh như Trần Quang Khải, Đinh Tiên Hoàng, Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), Hai Bà Trưng, Võ Duy Nghi, Nguyễn Công Trứ, nhất là Hàm Nghi và quanh khu vực chợ Bến Thành nhằm đảm bảo an toàn cho việc di chuyển của tổ chiến đấu.
Việc chuẩn bị và điều chế khối thuốc nổ cho trận đánh cũng lắm công phu. Đó là khối thuốc nổ TNT và C4, nặng 150kg, các kíp nổ tự động điều chỉnh bằng axít nhỏ giọt. Toàn bộ khối thuốc nổ được bí mật chuyên chở từ vùng giải phóng vào thành phố do đồng chí Bảy Bê và Tư Việt yểm trợ, được để lẫn với những bánh cao su 50kg chất trên xe tải lớn. Vào tới nội thành, khối thuốc nổ lại được phân tán lên các xe lam, cũng ngụy trang qua những bánh cao su chở về gửi ở hai cơ sở trong nội thành cất giấu. Cùng với thuốc nổ, Ban chỉ huy tác chiến còn trang bị thêm nhiều lựu đạn và ba khẩu súng ngắn cho tổ chiến đấu.
Riêng 3 khẩu súng ngắn thì Bảy Bê giấu một khẩu dưới bụng, Trần Thị Nguyệt dấu một khẩu dưới đáy giỏ xách được phủ kín bằng những quần áo lót của phụ nữ. Còn một khẩu thì bỏ vào cốp xe gắn máy do Bảy Bê lái chở chị Nguyệt ngồi sau. Đến trạm kiểm soát ấp Đồn trên quốc lộ 1 từ Củ Chi về Hóc Môn, Bảy Bê bị cảnh sát gọi lại kiểm soát. Sau khi xem giấy tờ hợp pháp của hai người, chúng vẫn chưa tin. Một tên cảnh sát thò tay lật những quần áo lót trong túi xách của chị Nguyệt. Có lẽ thấy ngượng và sĩ diện với phụ nữ, tên cảnh sát còn lại nháy với đồng bọn không cho lục soát nữa và cho đi. Nhờ vậy, chuyển vận chuyển vũ khí được trót lọt và kịp thời.
Về đến thành phố, theo lệnh của Bộ tư lệnh Quân khu, Bảy Bê đưa Trần Văn Thế đến tiệm Văn Hoa (ở Tân Định) làm giấy đứng tên mua một xe ô tô du lịch hiệu Fregate màu đen với giá 270.000 đồng (tiền Sài Gòn). Thế có tên trong hộ tịch gia đình ở quận 1. Anh cũng là công nhân hợp pháp của hãng rượu Bình Tây nên anh có đủ tư cách đứng tên mua xe mà không bị địch làm khó dễ. Mua xe xong, Bảy Bê lái thẳng về một ga ra ở đường Phan Văn Trị vừa sửa hộp số xe vừa gởi hợp pháp tại cơ sở này để có thể đến lấy hoặc gởi lại cho thuận tiện.
Về cơ sở trú chân, Bảy Bê lại vẽ mẫu thiết kế một thùng sắt 4 ngăn, để vừa vào cốp xe Fregate rồi đem đặt một cơ sở hàn gò tại Cầu Muối làm. Sau đó, anh bí mật lái xe lên tận một cơ sở khác Tăng Nhơn Phú (Thủ Đức) để ráp thùng sắt vào cốp xe như đã định. Tuy đã làm vừa khít về kích thước nhưng các bản lề để ráp vào lại quá cỡ. Vậy là Bảy Bê lại phải đưa xe đến một ga ra khác cũng là cơ sở, ở Hàng Sanh để thay bộ bản lề mới. Cuối cùng thì công việc chuẩn bị cũng hoàn thành tốt đẹp, giữ được bí mật tuyệt đối và đúng thời gian.
Sau khi về báo cáo lại việc chuẩn bị đã hòan tất, Bộ tư lệnh quân khu Sài Gòn –Gia Định thông qua kế hoạch chiến đấu.
Giờ N được quy định từ 10 giờ đến 11giờ trưa, tức là đang đúng lúc cuộc họp giữa đại sứ Mỹ với đại sứ các nước chư hầu của Mỹ và ngụy quyền chóp bu của Sài Gòn vào độ tập trung nhất. Ngày được chọn là ngày thứ ba 30-3-1965, cũng rất đúng dịp để đập lại giọng điệu khoác loác của Tay-lo với báo chí phương tây ngày 27-03-1965: “Tình hình Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt…Liên quân Mỹ-Việt Nam cộng hòa đã bình định được 320 ấp quanh Sài Gòn…”
9 giờ 30 phút sáng 30-03-1965, Bảy Bê theo đúng kể họach, lái xe có chất nổ từ Trần Quang Khải ra Đinh Tiên Hoàng hướng về tòa đại sứ Mỹ. Năm Bắc, Tư Việt, mỗi người lái mộ chiếc xe gắn máy đi yểm trợ phía sau. Sau cùng là Trần Thị Nguyệt, đi một chiếc Mô-bi-lết, quan sát hành vi của địch và bảo vệ. Còn Thế thì ngồi cùng xe với Bảy Bê để bảo vệ.
Đến ngã ba Nguyễn Huệ - Phú Kiệt (nay là Hải Triều), Bảy Bê chỉnh cho khối thuốc nổ sau 15 phút. Tới chỗ ngoặt Phút Kiệt – Võ Duy Nghi, bị kẹt đèn đỏ, cả đội hình dừng lại, chỉ mình Nguyệt vọt lên trước. Đèn xanh vừa bật thì cả đội tiến sát đến vị trí.
Tư Việt vọt lên đầu quán hủ tiếu, cà phê Nguyễn Công Trứ, giả bộ dừng lại mua thuốc và châm lửa hút, đồng thời khống chế 4 tên cảnh sát và quân cảnh ngụy đứng gác bên hông tòa đại sứ Mỹ. Khi thấy xe Bảy Bê lái vọt tới, Tư Việt nhanh chóng và chính xác hạ hai tên cảnh sát. Bảy Bê cho xe dừng sát mí hành rào gỗ của tòa nhà. Anh nhanh tay điều chỉnh kíp nổ còn 30 giây và bấm nụ xòe. Bảy Bê và Thế lao vụt ra khỏi xe, chạy nhanh về phía Tư Việt, bắn giải vây cho Tư Việt đang bị số đông mật vụ, công an của địch vây hãm. Sau đó, nhằm đánh lạc hướng địch, Bảy Bê chạy về phía đường Tôn Thất Đạm, đón chiếc taxi đợi sẵn, chạy vòng về điểm hẹn. Lúc ấy, đúng 9giờ 55 phút, một tiếng nổ đinh tai, nhức óc, rung chuyển vòm trời Sài Gòn, khói bốc mù mịt.
Bọn lính xung quanh nhốn nháo, tán lọan. Tiếng nổ làm số công an chìm đang bao vây Tư Việt nằm rạp cả xuống. Lúc ấy, Tư Việt đã hạ đuợc hai tên nữa. Anh lên xe gắn máy vọt nhanh về phía đường Phó Đức Chính để quành ra chợ Bến Thành. Súng anh chỉ còn 2 viên đạn. Bọn địch hoàn hồn, hộc tốc lên mô tô quân cảnh đuổi theo. Tới đường Công Lý ( nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), xe chúng bị nghẽn lại vì một ô tô du lịch màu trắng của một người dân lái, cố ý chặn ngang. Địch bắn ào ào về phía Tư Việt. Một cảnh sát chìm đứng gần đó thấy Tư Việt đang phóng xe chạy, liền nhắm vào anh bắn liền 4 phát. Việt bị trúng đạn vào bụng, ngã xuống đường. Bọn kia vừa đuổi tới, Việt một tay túm khúc ruột bị bắn lòi ra, nhét vào bụng, một tay nhắm tên gần nhất bắn hết hai viên đạn cuối cùng. Bọn còn lại vẫn xông tới, bu về phía anh. Tư Việt rút lựu đạn ném về phía chúng. Lựu đạn bị lép, không nổ. Tư Việt xông tới tên địch vừa nhào vào anh, quần thảo với nó. Kiệt sức, anh bị chúng bắt trước rạp Kim Châu, cách trận địa gần 1km.
Ngày hôm sau, cơ sở mật báo về cho quân khu biết: “ Tòa đại sứ Mỹ bị thiệt hại nặng khắp cả 5 tầng lầu. Riêng lầu 1 và 2 hầu như bị phá hủy hoàn toàn, hơn 100 tên Mỹ và chư hầu chết và bị thương…”
Thiếu tướng Tổng trưởng thông tin Sài Gòn thời đó vội vã họp báo trấn an dư luận và công bố lệnh thiết quân luật trên toàn thành phố, kiểm soát ngặt nghèo mọi sự đi lại của dân chúng.
Sau trận này, Bảy Bê và đồng đội được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3. 6 bằng khen, giấy khen
Sau cuộc trao đổi giữa ta và địch không thành, chúng đã đưa Tư Việt ra Côn Đảo. anh đã đấu tranh mạnh mẽ và tổ chức vượt ngục nhưng không thành, anh hi sinh ở Côn Đảo, nằm lại giữa đại dương mênh mông. Để lại cho anh em đồng đội chiến sỹ hình ảnh cao đẹp nhất của người chiến sỹ cách mạng gan dạ, dũng cảm. Anh hi sinh ngày 4/10/1966 lúc mới 26 tuổi.
Hiện nay tòa đại sứ quán nằm ở số 4 đường Lê Duẫn, phường Bến Nghé. Quận1
Từ mẫu chuyện làm cho ta càng thán phục tinh thần yêu nước, dám làm, dám hi sinh vì đất nước của các anh nói riêng và dân tộc ta nói chung.Ngày nay đã đất nước đã hòa bình,Thế hệ trẻ chúng ta hảy sống,học tập và rèn luyện tốt để sau này ra sức cống hiến cho đất nước là chúng ta đã yêu nước như các anh vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét