Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

mẩu chuyện 2 :Khách Sạn Caravelle


KHÁCH  SẠN  CARAVELLE 1964

( Nhóm CTTN 152-176)


Hưởng ứng phong trào “ công trình thanh niên “ của đoàn, nhóm chúng tôi tham gia tìm hiểu về câu chuyện “ khách sạn caravelle 1964”.
Sau một lúc tập trung đông đủ các thành viên, nhóm chúng tôi bắt đầu hành trình. Sau một đoạn đường khá dài nhóm chúng tôi đi bộ từ nhà thờ Đức Bà dọc đến các con đường và dừng lại ở một toà nhà cao lừng lững nằm ở góc đường Đồng Khởi- khách sạn caravelle hiện ra trước mắt chúng tôi, đập vào mắt chúng tôi là dòng chữ “ CARAVELLE HOTEL”- một khách sạn to lớn đồ sộ và sang trọng nằm ngay trung tâm thành phố, nó thật đẹp so với tưởng tượng của chúng tôi trước khi đến đây.
Nhóm chúng tôi tìm đến đây với mong muốn được biết về một nơi có tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử - trong quá khứ khách sạn chính là nhân chứng lịch sử của thời kì chống đế quốc Mĩ mà bạn bè quốc tế vẫn gọi là chiến tranh Việt Nam. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết khách sạn caravelle được khai trương vào mùa giáng sinh năm 1959, cao 10 tầng, là toà nhà cao nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, khách sạn có hàng trăm phòng nằm ở góc đường Tự Do trước kia- nay là đường Đồng Khởi, chủ của nó là một người Pháp.và trở thành nơi gặp gỡ, tụ họp của giới thượng lưư, nơi chào đón những quan chức cấp cao, các chính trị gia và các nhân vật nổi tiếng lúc bấy giờ. Quán bar tầng thượng nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc bấy giờ- Saigon bar- tưngf là nơi trao đổi, tìm kiếm thông tin của những phóng viên chiến trường thời ấy.
Đặc biệt năm 1964 khách sạn hầu như bị phá huỷ hoàn toàn, khách sạn đã bị 37kg thuốc nổ làm nổ tung 43 phòng và tên đại sứ Úc, Nguyên nhân của vụ nổ là do được sự chỉ đạo của Ban quân báo, đồng chí Nguyễn Thanh Xuân ( Bảy Bê ) và Nguyệt là hai vị chiến sĩ của cách mạng miền Nam cùng nhau tác chiến và Bảy Bê chịu trách nhiệm đặt thuốc nổ, lần đầu đặt thuốc nổ do sơ suất nên không hẹn giờ và Bảy Bê không ngại hiểm nguy quay trở lại khách sạn và đặt thuốc nổ lại trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc, lo sợ sẽ bị người của khách sạn phát hiện và khi anh rời khỏi khách sạn được mấy phút thì tiếng nổ kinh hoàng phát ra làm rung chuyển cả khu vực. Thắng lợi này làm phấn chấn tinh thần đồng bào ta lúc bấy giờ, ngoài ra nó còn mở màn cho những trận đánh oanh liệt tiếp theo giòn giã của ta khiến cho nguỵ quyền Mĩ phải khiếp vía. Người chiến sĩ quả cảm đã không tiếc mạng sống khi đương đầu với hiểm nguy để đặt thuốc nổ Nguyễn Thanh Xuân ( Bảy Bê ) lập nên những chiến công to lớn.
Theo sự tìm hiểu của nhóm, chúng tôi được biết ông sinh năm 1930 ở Hàm Đức huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận. Ông tham gia chiến đấu ở trung đoàn 62 tỉnh Bình Thuận từ 1947. Ngay từ những trận đấu đầu tiên ông đã thể hiện tinh thần dũng cảm, sáng tạo trong đánh địch, ông được kết nạp Đảng năm 1949, năm 1956 tổ chức đưa ông vào Sài Gòn hoạt động với nhiều nghề nghiệp khác nhau để che mẳt địch, lúc thì đạp xích lô, đạp xe ba gác, thợ may….Ông bị địch bắt lần thứ nhất vào năm 1957, sau ba năm giam cầm không khai thác được gì chúng buộc phải thả ông. Ra tù ông về công tác ở ban quân báo, năm 1964 ông được giao chỉ huy đội 3 Bịêt Động Sài Gòn, năm 1966 ông bị địch bắt đày đi Côn Đảo cho đến 1973 mới được thả ra. Những chiến công vang dội của ông đã góp phần vào thành tích chung của đội 3 Biệt Động Sài Gòn, năm 1967 đơn vị được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang  nhân dân.
Năm 1992 ông về hưu nhưng ông không nghỉ ngơi một ngày, ông vẫn tích cực tham gia các phong trào địa phương. Những năm gần đây với vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ Truyền Thống vũ trang quân khu Sài Gòn-Gia Định, ông tiếp tục cùng cán bộ câu lạc bộ chăm lo đời sống vật chất tinh thần của các cựu chiến binh câu lạc bộ và vận động xây dựng được 52 căn nhà tình thương –tình nghĩa, tìm và cải táng hài cốt của đồng đội. Ngày 16-8-2006 ông từ trần, đám tang rất đông các đoàn thể, đơn vị, cá nhân đến chia sẻ niềm thương tiếc tiễn đưa ông và hình ảnh một người chiến sĩ mãi mãi sáng ngời trong tâm trí của mỗi người.
Sau trận đánh bằng 37kg thuốc nổ ấy đến ngày 8-5-1998 khách sạn caravelle bắt đầu hoạt động trở lại toà nhà cũ 10 tầng và xây mới toà nhà 24 tầng, cả hai toà nhà là sự kết hợp kiến trúc giữa sự cổ kính cùng vời nét tráng lệ và thanh tao của các trang thiết bị hiện đại. Ngoài bar Saigon saign khách sạn còn nhiều tiện nghi khác như salon and spa, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ…Với uy tín và sự nổi tiếng của mình caravelle đã vinh dự đón tiếp nhiều vị khách nổi tiếng như cựu tổng thống Mĩ Bill Clinton, công chúa nước Anh….cùng đó là nhiều giải thưởng lớn, sự bình chọn dành cho khách sạn caravelle, Nếu như ngày xưa caravelle đã chứng kiến không biết bao nhiêu bi kịch chiến tranh, theo dõi nhiều cuộc tiến công của các lực lượng đối kháng Ngô Đình Diệm thì bây giờ người thành phố tự hào về một khách sạn đại diện cho những gì tốt đẹp nhất.
Trầm mình vào dòng chảy lịch sử, trảỉ qua nhiều biến cố nhưng với danh hiệu khách sạn 5 sao ở thành phố Hồ Chí Minh, caravelle thật sự đang chuyển mình lên một diện mạo mới, cùng với những giải thưởng danh giá caravelle không chỉ thu hút khách vì giá trị lịch sử mà còn nhờ vào những tiện nghi sang trọng và chất lượng phục vụ hoàn hảo mà nó mang lại.
Hi vọng rằng khách sạn sẽ mãi phát triển và để lại cho thành phố một dấu tích- nơi thể hiện sự oai hùng của đồng bào ta, niềm tự hào của dân tộc ta cho các bạn trẻ thế hệ sau chúng tôi cũng có cơ hội đến để tìm hiểu như công việc mà chúng tôi đã làm hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét