Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Mẩu chuyện 5 : Tập kích rạp Kinh Đô


TẬP KÍCH RẠP KINH ĐÔ
Năm 1963, Mỹ càng lúc càng thực hiện rõ âm mưu xâm lược nước ta nằng nhiều hình thức chiến tranh kiểu mới. Với nhiều chiến thuật tinh nhuệ và tàn bạo hơn trước. Trong giai đoạn từ năn 1945 đến 1975 đã có những trận đánh nổi tiếng. Làm cho dân Mĩ hoan mang  ảnh hưởng lớn đến tinh thần yêu nước của dân ta.
Vào ngày 2 tết, 16 tháng 2 năm 1964 tại rạp Kinh Đô đã xảy ra một trận đánh do 3 chiến sĩ trong đội Biệt động Sài Gòn thực hiện. Nơi đây là nơi chỉ dành riêng cho người Mĩ thượng  lưu da trắng chứ da đen hoặc là dân thường thì không được vào. Các chiến sĩ biệt động đã đưa ra phương châm là đánh nhanh gọn, chắc chawnsvaf k
hông gây thiệt hại cho dân để giữ uy tín trong lòng dân. Lợi dụng tình hình lúc này ba anh hùng là Tám Bền , Năm Chiếu, Mười Bông là những tay biệt động lừng danh với quyết tâm đánh Mĩ cứu nước. Sau khi dò xét tình hình xung quanh rạp thì đội biệt động Sài Gòn bắt tay vào hành động với ý chí “ thề quyết đánh, dù phải có hi sinh cũng quyết thắng bằng được trận này!”  Đội biệt động 159 do Đại đội trưởng Ba Đen chỉ huy, tổ chiến đấu của anh  Tám Bền giao nhiệm vụ trược tiếp vào trận. Đội đã đặt ra nhiều phương án để đánh trận nhưng không lần nào khả thi,đội 159 đã đưa ra phương án táo bạo, không ngờ kế hoạch được ban chỉ huy chấp nhận ngay.
Sau nhiều lần chuẩn bị cho trận đánh đưa bom đạn cất dấu cẩn thận, võ nghệ tập luyện cao cường, kế hoạch được lập ra rõ ràng chuản bị cho một cuộc tâp kích lớn. mọi việc đã sẵn sàng. Năm Chiếu ngồi trên xe yểm trợ còn lại Mười Bông, Tám Bền vào rạp hát đặt bom. Gặp những tên Mỹ gác cửa to gấp đôi mình, gặp đạn lép tưởng chừng như đã mất mạng nhưng với võ nghệ cao cường, sự tinh vi trong trận đánh đã làm bọn địch hoãn loạn. Cuối cùng, trận tập kích vào rạp Kinh Đô cũng đã thành công, gây tiến vang lớn đối với bọn Mỹ
Kết quả là hàng trăm người chết và bị thương trong đó có nhiều lính và cố vấn Mỹ. Những người chiến sĩ anh hùng ấy đã rất tự hào và hét to với đồng bào mình  răng: “ chúng tôi là chiến sĩ đánh Mỹ” . Tuy trận đánh diễn ra chưa đầy ba phút nhưng cũng đã làm sáng tỏ tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh đuổi quan thù của các chiến sĩ biệt động.
Những người tiên phong đi đầu, mãi mãi là những dấu ấn trong trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Về những thời kì tưởng như là địa ngục, tăm tối với những cuộc càn quét đãm máu Những chiến sĩ dũng cảm họ đã quên đi bản thân họ bây giờ là ai, mà họ chỉ biết việc họ cần làm là phải phục vụ cho Đảng và phục vụ cho cách mạng cho nhân dân. Gắn liền với nhiều chiến tích khác thì địa danh rạp hát Kinh Đô chính là nơi ghi dấu bước chân đã đi của nhiều thế hệ đi trước. Không chỉ rạp Kinh Đô ngày xưa vẫn tồn tại hiên ngang trước những làng sóng mạnh mẽ của nhân dân. Những câu cuyện chiến đấu dũng cảm đầy kịch tính sẽ không bao giờ chìm trong quên lãng, nó luôn luôn tồn tại song hành với rất nhiều những thế hệ đi trước. Và rạp Kinh Đô chính là một trong những địa danh lưu trữ nhiểu chứng tích anh dũng của các chiễn sĩ cách mạng dũng cảm để cho rất nhiều đàn em sinh ra trong thời bình biết được có những con người đã sống và làm nên những kì tích như thế nào.
Tuy trận đánh đã qua đi hơn 45 năm nhưng nó vẫn còn vang vọng đâu đây là một tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên trẻ ngày nay học tập. Các anh đã hi sinh một đời để đem lại nền đọc lập cho dân tộc cho chúng ta ngồi đây trong nhữ mái trường hòa bình, được vui chơi, hạn phúc. Các anh là niềm hành diện của chúng ta, và chúng ta sẽ mãi nhớ ơn các anh và tiếp tục sự nghiệp của đất nước, để đất nước ta ngày càng giàu mạnh, tốt đẹp hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét